Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

Nhân Luận

Nhân Luận Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu. Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu. Thiên địa chi gian,kỳ do thác thược hồ.Hư nhi bất khuất,động chi dũ xuất.Đa ngôn số cùng, bất như thủ trung. Dịch : Trời đất không có lòng nhân, coi bách tính như chó rơm.Thánh nhân không có lòng nhân, coi bách tính như chó rơm.Khoảng trời đất giống như ống bễ. Trống không mà không hao kiệt, càng động, hơi càng ra. Nói nhiều cũng chẳng hết, thà giữ lấy Trung. Diễn : Trời đất cưu mang, sinh trưởng, che chở vạn vật như vậy, không phải bằng lòng nhân tầm thường của nhân thế, mà bằng một lòng nhân siêu việt. Vì siêu việt nên trời đất bất nhân. Người không hơn gì cây cỏ , muôn thú muôn loài thậm chí cục đá , dòng sông, đều như nhau , không phải con người là thượng đẳng cầm quyền sinh sát vạn vật , không phải đối tượng để vạn vật suy tôn và phục vụ . Thánh nhân cũng vậy mọi chúng sinh đều bình đẳng , giàu nghèo sang hèn, nguyên vẹn khuyết tật , đẹp xấu già trẻ như nhau, đối nhân xử thế được vậy là thánh nhân . Thiên địa như bể lò rèn để yên làm gì có hơi mà phải kéo mới có hơi , thiên địa trường tồn và vô cùng , dụng tâm mà hiểu , dụng nhất câu nửa chữ mà hiểu thì đó là đạo còn hơn quảng bá giảng thuyết mà càng giảng dân càng u mê tăm tối, mê tín dị đoan . Thế nhưng Lão tử lại nói người là lớn nhất , người là một trong bốn lớn . Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên. Dịch : Người noi theo phép tắc của Đất, Đất noi theo phép tắc của Trời, Trời noi theo phép tắc của Đạo, còn Đạo thì noi theo phép tắc tự nhiên. Đạo đại, thiên đại, địa đại, nhân diệc đại. Vực trung hữu tứ đại nhi nhân cư kỳ nhất yên. Dịch : Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn. Trong thiên hạ có bốn thứ lớn, mà người là một. Chỉ cần hiểu người là tiểu vũ trụ , thiên địa là đại vũ trụ , mà đạo là con đường để tiểu vũ trụ và đại vũ trụ hoà hợp dung hoà với nhau , không ai lấn ai, trung dung mà sống, cân bằng mọi thứ được là tu . Không quá là trường sinh Quá là diệt . Diệt cũng là khởi của sinh, sinh cũng là khởi của diệt , luân hồi tuần hoàn ..đó là luật của trời đất . Trong Dịch có 2 quẻ Nhân Phong Hoả Gia Nhân, và Thiên Hoả Đồng Nhân , thế nhưng xuyên suốt 64 quẻ trong kinh dịch đều chứa đựng con người , tóm tắt kinh dịch cũng chỉ cần vài câu ngắn ngủi như sau : Kinh dịch là đạo làm người , diễn sinh 64 quẻ và các hào từ chỉ ra rằng ở mỗi thời điểm khác nhau trong cuộc đời ta nên sống như thế nào, nên làm cái gì, đối nhân xử thế ra sao . Làm người thì khó, làm chó chỉ cần 2 giây , thế nên người trong trời đất mang hình thái con người thì nhiều nhưng chuẩn người lại không có bao nhiêu . Đứng thẳng được giữa thiên địa là người, người tìm về nơi hẻo lánh, sinh hoạt bỏ đi dục vọng. Sống lành mạnh là tiên, vì vậy lấy chữ nhân ghép với chữ núi gọi là Tiên. Sơn nhân vì đầu óc thanh tỉnh nên sáng suốt .. Sơn nhân diệu kế. Con người càng dùng mưu gây hoạ càng nhiều ..

Hồng Trần Tạp Luận

Hồng Trần Tạp Luận Ngày xưa ở bên Hoa Hạ thần châu có một vị nhất đại tiên nhân, truy cầu đại đạo, trên thông thiên văn dưới tường địa lý gọi là Mê Âm Chân Nhân. Mê Âm Chân Nhân tu đạo ba vạn chín nghìn sáu trăm năm, nhưng vẫn không thể hiểu được Đạo là gì, khó lòng phi thăng. Lúc đấy nghe người dân đồn thổi, bên phía đất nam Lạc Việt có một vị thánh hiền gọi là Tat Dat thánh giả. Vị này không phải là người tu đạo, chỉ là một phàm nhân bình thường nhưng không gì không biết, không gì không hiểu, là một truyền kì ở đất Nam. Mê Âm chân nhân nghe vậy mang lòng hiếu kì tìm tới đất Nam, gặp vị Tất Đạt thánh giả này. Hai người ngồi ở một gian nhà cỏ phẩm trà. Mê Âm chân nhân lúc này mới quay ra hỏi: "Tiên sinh được người ta xưng tụng là không gì không biết, vậy không hiểu có thể nói cho bản tiên nghe Đạo là gì?" Tất Đạt thánh giả nghe vậy, trầm ngâm không nói. Lúc này tình cờ có một đoàn người bắt chó đi qua, con chó bị đem đi làm thịt sợ quá đái cả ra đất. Tất Đạt thánh giả thấy vậy mỉm cười, lấy tay chỉ vào bãi nước đái chó mà nói rằng: "Đấy chính là đạo." "Cái gì? Tiên sinh đang đùa phải không?" Mê Âm chân nhân nghe xong rất là giận dữ, tưởng rằng người trước mặt này muốn trêu chọc mình. Đang muốn thi triển tiên pháp trừng phạt một phen lại nghe Tất Đạt thánh giả nói tiếp: "Vì sao các hạ cho rằng đó không phải là đạo? Đạo là tất cả, cũng không là gì cả. Con người ta từ trước tới nay chỉ nghe tu chân thành thần thành tiên, tu ma thành yêu thành quỷ, thọ cùng trời đất, sống cùng nhật nguyệt nhưng chưa có nghe nói qua ai có thể tu đạo thành công, dẫm đạp đại đạo dưới chân. Nói như vậy, Đạo đã chắc gì tồn tại? Mà dù có tồn tại thì có ai biết được nó như thế nào? Vì vậy ta nói bãi nước đái chó kia la đạo, ai dám bảo là không đúng?" Tất Đạt thánh giả nói một hồi, làm Mê Âm chân nhân lâm vào trầm tư, cũng không mở miệng phản bác nữa. Lúc này lại nghe nói tiếp: "Người làm việc ác, chuyển thế đầu thai thành chó, đó chính là Luân Hồi. Kiếp này thành chó, hung tính vẫn khó trừ, ba hôm trước cắn chết một mạng người, hôm nay mới bị lão Điệp lôi đi làm thịt, đó chính là nhân quả. Con ác cẩu này hôm nay còn sống, một lúc sau sẽ phải chết đi, đó chính là sinh tử. Ta và ngài ngồi đây nhìn thấy nó là một con chó, nhưng một lúc sau thứ đứng trước mặt ta và ngài lại chỉ là một đống xương thịt bị người ta lọc ra mà thôi, đây chính là chân giả. Một con chó có bao hàm thiện địa chi lý sinh tử, luân hồi chân giả, nhân quả bên trong sao lại không phải là đạo? Mà bãi nước đái kia, sao lại không phải là đạo?" Tất Đạt thánh giả nói đến đây khẽ vuốt cằm, nhấp một ngụm nước chè bình ổn nói tiếp: "Con người ta sinh ra trên đời, sao phải cầu cái đạo hư vô mờ mịt, chỉ có bản thân ta đây, người thân ta đây, cuộc sống ta đây mới là chân đạo. Ta chính là đạo, mà đạo cũng chính là ta. Các hạ nếu bỏ được cái tâm kết trong lòng xuống, thành chính quả cũng chỉ sớm muộn mà thôi." Mê Âm chân nhân nghe xong lời này sực tỉnh, theo sau hướng Tất Đạt thánh giả vài dài ba vái, thành khẩn nói: "Tiểu tiên lâu nay chìm đắm vào cầu đạo mà u mê tất cả, hôm nay đã được ngài thông suốt một phen, hiểu được huyền cơ, ơn này khó lòng nói hết. Ngày sau đắc thành chính quả, bạch nhật phi thăng chính là hướng tới ngài báo đáp." Dứt lời cũng không dây dưa ngự gió mà đi. Mười năm sau Mê Âm chân nhân ứng kiếp thành công, thuận lợi phi thăng nhưng lúc này nghe tin Tất Đạt đã vân du thiên hạ cưỡi ngựa sắt du lãm bèn dùng thuật biến một ngọn cự sơn vạn trượng thành hình Tất Đạt thánh giả, trên khác bốn chữ "Đạp Đạo Chi Sư" để tỏ lòng thành kính. ............................................................... Lại nói tới một ngày nọ khoảng vạn năm sau. Hắc Phong ta rời núi Xàm du lãm thiên hạ.Đông tây một hồi chả biết khi nào lạc bước té chúi nhủi vào tấm bia có ghi bốn chữ " Đạp Đạo Chi Sư" Ngồi ngẫm sự đời mãi cũng không rõ đạp đạo là cái chi,bèn lắc mu rùa tung xu. 比 吉 . 原 筮 , 元 永 貞 , 无 咎 . 不 寧 方 來 , 後 夫 凶 . Tỉ cát. Nguyên phệ, nguyên vĩnh trinh, vô cữu. Bất ninh phương lai, hậu phu hung. Dịch: Gần gũi thì tốt. Bói lần thứ nhì mà được như lần đầu (nguyên phệ) rất tốt, lâu dài, chính thì không có lỗi. Kẻ nào ở chỗ chưa yên (hoặc gặp trắc trở) sẽ lại với mình (hoặc mình nên vời lại) l kẻ nào tới sau (trễ) thì xấu. : Quẻ này là trên đất có nước, nước thấm xuống đất, đất hút lấy nước, cho nên có nghĩa là gần gũi, thân thiết, giúp đỡ nhau. Nếu hiểu theo nghĩa của hội Liệt thì ta luận được Đạp Đạo chính là đạp lên tất cả mà đi.Thấy ai ghét đạp một cái, đạp người và bị người đạp gọi là Đạp Đạo.Đã thông hiểu ta liền vái lạy rồi dời gót'. Hiểu thế nào làm thế ấy .Nhiều khi đạp người cũng là một cách giúp đỡ mà người đạp ta cũng giúp ta ngộ được vạn chuyện. Hắc Phong ta tu ma ..lấy ma trị ma.Tu ma thành đạo.Dùng Đạp đạo mà đi. Sống không cầu luân hồi.Chết không ngại làm oán quỷ.

Hồng Trần Tạp Luận (2)

Hồng Trần Tạp Luận (2) Thật sự chả phải tôi rảnh đến mức đi đả kích tôn giáo để gây thù chuốc oán, càng không đập đạo để mua vui , cũng không muốn chứng tỏ sở học hay trí tuệ am hiểu gì với ai . Đơn giản tôi viết cho mẹ tôi đọc , vì bà tu tại gia .. Và hướng về đạo Phật còn bản thân tôi nói trắng ra là chả có đạo gì ngoài đạo" Làm Người ". Nhưng vì thích cổ ngữ nên học và hiểu Đạo giáo khá nhiều vậy thôi . Đọc và Hiểu là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt , tôi đọc vài chữ của tác giả Thích Chiếu Sáng khi ông ta so sánh sự khác biệt giữa Đạo Giáo và Phật giáo ,chốt hạ ông ta tự nhủ rằng mình sở học có hạn và phiến diện rồi nên không bàn thêm về việc ông ta lý luận đúng sai ra sao chỉ ngắn gọn như thế này : Không thể mang cái câu "Thiên địa bất nhân dĩ vạn vật vi sô cẩu " ra để so sánh với chữ Từ Bi của nhà Phật mà phải so sánh với chữ "Chúng Sinh Bình đẳng " vậy có gì khác biệt đâu ? Hiểu chữ bất nhân thành vế đối của từ bi thì thật buồn cười lắm lắm . Kế tiếp luận chữ Vô và chữ Không Lão Tử nói “VÔ” tức là xa lìa vật dục của thế gian,một ai đó còn tìm cầu vật chất phù hoa thì không thể nào tương ứng với “Đạo”.Đạo Đức kinh nói: “Họa mạc đại ư bất tri túc; cữu mạc đại ư dục đắc”.Lão Tử cho rằng dục là nguồn gốc của tai họa,nguyên nhân của chiến tranh cũng từ dục mà sanh ra. Há chả phải đạo Phật cũng đề cao Diệt dục thông qua chữ Không sao ? Bởi vì người đời đắm mê tiền của, sắc đẹp , quyền lực, danh vọng và cho đó là cứu cánh của kiếp sống nên trở thành mù quáng và nô lệ nó, nên không tìm ra lẽ chánh , chấp nê bất ngộ . Phật nói: “Người nặng lòng ái dục thì không thấy được đạo, ví như nước lóng lấy tay quậy lên, người đến không trông thấy bóng” (Kinh Tứ Thập Nhị Chương). Ðể được sáng suốt và tự do, Phật dạy người đời phải diệt cái đắm mê ngũ dục. Diệt cái đắm mê chứ không phải diệt hết các thứ ấy. Chính sự ăn uống, ngủ nghỉ đức Phật còn phải dùng kia mà. Vì thế, cần nói một danh từ đúng hơn là thiểu dục hay tiết dục. Vậy chả phải trùng lắp với triết lý Trung Dung của đạo Giáo sao ? Không Quá Tức Đạo . Lão Tử Chủ trương buông bỏ vật dục ở thế gian thì mới đạt đến cảnh giới vô vi, “tổn chi hựu tổn,dĩ chí vô vi”. Hơn thế nữa,đối với Lão Tử sở học của thế tục chẳng những không thể nào tương ưng với “đạo”, mà còn quay lưng với đạo, “Vi học nhựt ích, vi đạo nhật tổn”. Bởi ngay cả đi tu còn không vô vi được lấy gì đắc đạo , làm sư tăng còn đủ tham sân si lấy gì ngộ với minh ? Lại nói Thánh nhân thời xưa không truy cầu học vấn mà lại thông suốt tri thức của thế tục, “bất xuất hộ, tri thiên hạ; bất khuy dũ,kiến thiên hạ”. Tức là không ra khỏi cửa mà vẫn biết thiên hạ, không nhìn ra cửa sổ mà vẫn thấy thiên hạ. Thời xưa các bậc trí giả chả mấy ai không thông thạo Kinh Dịch , Thiên Văn , Lý số, họ suy luận từ đó ra việc thiên hạ . Không học các tri thức nhưng truy nguyên nguồn gốc từ quan sát thế giới mà hiểu sự vật . Ngày này , giang hồ cầm phone khôn chả cần ra khỏi nhà nhưng mọi việc đều biết , không nhìn qua cửa sổ chỉ cần lướt fb zalo hay gọi video call thì ở hóc bò tó cũng thấy nhau . Há chả phải bây giờ chư tăng cầu phúc cho bá tánh online và nhận cúng dường qua ví momo sao ?? Lại nói Đạo khả đạo phi thường đạo . Lão tử cho là đạo vươt khỏi tri thức bình thường của con người thì quá đúng còn gì, nếu chúng sinh nhân gian này ai cũng hiểu thấu đạo là gì thì còn gì là khổ hải vô biên để Phật giáo phổ độ chúng sinh . Bất cứ khái niệm nào cũng không thể rạch ròi khúc chiết bởi mọi vấn đề đều có tính hai mặt nhị nguyên, thuyết tương đối há chả phải học theo thuyết trung dung của đạo Giáo sao. Vô minh , nếu con người không vô minh lấy đâu ra địa ngục cho Địa Tạng vào địa ngục cứu độ chúng sinh , Phật Pháp từ bi tại sao phạt nấu người trong vạc dầu, rút lưỡi, núi đao biển lửa , ngục giam 36 tầng địa ngục . Tâm ma sinh ma , tâm phật sinh phật . Trí tuệ xuất đại nguỵ , đến cả tụng kinh với trả lời phập pháp còn nhờ chú tiểu người máy đó thôi .. Càng thông minh càng xảo trá gian dối . Vậy trí tuệ chỉ là Hiểu cũng tức là Ngộ . Đạo gì cũng chỉ hướng con người vào việc đúng, hiểu ra sao lại là do người truyền đạo và theo đạo . Lại nói Phật Pháp vô biên , Phật vô sắc vô tướng , ngó lên trăng hay cúi đầu xuống đất đều có Phật, không cần đi chùa mới có Phật vì Phật Tại Tâm . P/s : nhờ nhây mấy chữ này mà Trù Trì chịu không thấu đuổi xuống núi , hồng trần đẹp lằm thay bởi trên núi chỉ có Tiên không có Tiểu Hồ Ly 😛

Nhân Luận (2)

Nhân Luận (2) Một nét là dương , một nét là âm Một nét là thịnh , một nét là suy Một nét là nam , một nét là nữ Một nét là đỉnh cao, một nét là vực sâu Một nét là ngày , một nét là đêm Một nét là thanh xuân , một nét là già lão Một nét là giàu một nét là nghèo Một nét là kiêu ngạo, một nét là khiêm cung Một nét là chân ái, một nét là hận thù Một nét là hạnh phúc , một nét là khổ hải Một nét là sinh, một nét là diệt . Một nét là thành , một nét là bại Một nét là trước , một nét là sau Một nét là mạnh khoẻ, một nét là ốm đau Hai nét là một đời người , hai nét như một cặp vợ chồng vui buồn sướng khổ có nhau , thành công hay bại trận cùng nhau ,sống cùng chết cùng nhau, chung thuỷ keo sơn, sống có trước có sau, trước sau như một đó là đạo làm người . Khi vinh không hống hách , khi nghèo không nhục hèn , khi giàu sang , khi đói kém cũng đối xử tương kính như tân đó là người và vậy mới là cuộc sống . Tiên hay Phật khi viết đều có chữ Nhân , họ chỉ là nhân ở đẳng cấp cao hơn vì một người là giác ngộ còn một người là vô vi . Làm người thì khó , làm chó lại dễ ..

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Mông Lung

Mông Lung..

Gom được không ? Nỗi buồn đốt màn đêm
Giữ được không ?
Chút nắng tàn
Cuối hạ..
Rồi bỗng dưng ta thành người xa lạ
Những yêu thương chưa vẹn đã thành sầu.